Quy cách lắp dàn karaoke gia đình theo một quy trình đầy đủ

Dàn karaoke gia đình không còn quá xa lạ đời sống sinh hoạt hiện đại của con người. Ngược lại, nó ngày càng đến gần hơn và trở thanh một trong những thiết bị không thể thiếu để gia đình bạn thỏa sức vui chơi giải trí bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu chọn mua dàn karaoke gia đình nguyên bộ tại cửa hàng, thì việc lắp đặt sẽ do nhân viên kỹ thuật làm và bạn chỉ mất chút thời gian ngồi đợi, sau đó kiểm tra chất lượng âm thanh, nếu thấy ổn, bạn nhiệm thu ng trình và đơn hàng được hoàn tất.

Quy cách lắp đặt dàn karaoke gia đình hoàn chỉnh được thực hiện như sau:

Bước 1: Dựa trên không gian gia đình để bố trí vị trí treo loa cho hợp lý.

Bước 2: Thực hiện treo giá hoặc treo ty, đi dây loa, dây tín hiệu.

Bước 3: Thực hiện treo loa, đặt các thiết bị vào đúng vị trí cố định

Bước 4: Kết nối các thiết bị với nhau.

  1. Kết nối dây loa karaoke vào amply: Một đầu dây cắm vào amply dương vào dương, âm vào âm. Thực hiện tương tự với đầu dây còn lại cắm vào loa. Mỗi Thường sẽ có hai màu để phân biệt dương với âm (thương thì màu đỏ là dương, màu đen là âm).
  2. Kết nối đầu karaoke với amply để lấy tín hiệu từ đầu karaoke xuống amply. Đầu dây tín hiệu cũng có hai màu để dễ dàng phân biệt và đấu nối đúng, màu đỏ cắm vào đường tín hiệu đỏ, màu trắng cắm vào đường tín hiệu trắng. Nên lưu ý cắm chặt để tín hiệu được tốt.
  3. Lấy tín hiệu hình ảnh từ đầu karaoke lên tivi. Thường thì các đầu karaoke hiện đại ngày nay sẽ có hai đường tín hiệu HDMI và Video. Ví dụ, với đầu karaoke VinaKTV sẽ có chế độ chuyển đổi tín hiệu từ AV sang HDMI. Nếu lấy tín hiệu trên cổng HDMI thì bạn gạt lẫy trên đầu về chế độ HDMI.
  4. Kết nối từ đầu karaoke ra màn hình cảm ứng chọn bài vào đầu hát. Nếu bộ dàn karaoke gia đình của bạn có thêm thiết bị này, bạn chỉ cần lưu ý, có 2 đường tín hiệu từ đầu karaoke ra màn hình cảm ứng. Một đầu cắm vào cổng COM trên đầu karaoke, một đầu thiết kế như đầu cắm mạng internet dùng để kết nối với màn hình cảm ứng. Đường tín hiệu hình ảnh, đấu vào cổng monitor trên đầu karaoke. Lưu ý, sau khi đấu nối xong thiết bị phải vặn chặt.
  5. Kết nối loa sub karaoke với amply: Thường thì trên amply đường ra loa siêu trầm sẽ là đường lineout. Kết nối đúng tín hiệu đỏ – trắng. Không cắm ngược giữa các thiết bị
  6. Kết nối micro karaoke với amply.

Bước 5: Căn chỉnh amply karaoke.

Nguyên tắc chung, tất cả các ampli loại tốt đều được thiết kế ở mức 0db là mức chuẩn của các tín hiệu nghĩa là không tăng hoặc giảm, vì vậy không nên vặn cao qua nút nào và thấp quá nút nào. Khi hệ thống kết nối xong ta nên vặn nhỏ volume master sau đó ta điều chỉnh như sau:

  1. Chỉnh các nút về vị trí 12h theo chiều kim đồng hồ. Nút vol micro có thường ở mức 11-1h là chuẩn.
  2. Chỉnh hàng micro.
  • Chỉnh nút volum nói “alo alo” sao cho đủ đến tai người hát, nếu chỉnh thiếu người hát sẽ bị mệt bước này là quan trọng nhất.
  • Chỉnh nút Low nói từ “bún, bẩy” sao cho nút trầm đủ nếu thừa tiếng micro trầm sẽ bị ùm ù, nếu thiếu giọng hát sẽ bị yếu thiếu tiếng trầm. Chỉnh tiếng trầm xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng trầm bị vỡ thì lùi lại
  • Chỉnh nút Hi nói từ “sáu, chín” sao cho tiếng treble đủ, không thừa. Nếu thừa thì tiếng bị xé vỡ ở dải cao. Nếu thiếu tiếng hát không có độ bay. Chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ khi nào tiếng treble bị xé thì lùi lại
  • Chỉnh nút Mid nói từ “hai” sao cho tiếng tròn nhất.
  1. Chỉnh Echo
  • Echo là để chỉnh tiếng vang của giọng hát. Chỉnh Echo tổng lên (từ 10h đến 12h). Echo nhiều dễ dẫn đến rít micro. Chỉnh độ vang Echo tổng, Low: Tăng giảm vang của micro trầm; Hi: Tăng giảm vang của micro cao.
  • Quan trọng nhất là chỉnh nút RPT (Điều chỉnh độ lặp) và DLY (Điều chỉnh độ trễ, điều chỉnh tốc độ của giọng hát). RPT ở hướng 12 độ lặp khoảng 6 lần, những người hát tốt thì chỉ nên chỉnh ở hướng 11h. DYL ở hướng 12h, khi hát mà tiếng hát chậm hơn nhạc thì tăng lên 12h30 hoặc 13h, nếu muốn micro chậm đi thì làm ngược lại.
  • Theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên có nhiều echo ,các nút để ở 12h nút vol echo trên 12h một chút,nút RPT và nút DLY là quan trọng,hai nút này chỉnh kéo dài tiếng làm mềm tiếng và thời gian của tiếng lặp lai.
  • Những người biết hát ta nên chỉnh sao cho tiếng ca nghe thật hơn không cần quá nhiều echo,chỉ cần chỉnh làm cho âm thanh mềm mại hơn là được nút DLY nằm trong khoảng 11 – 1h ,để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý để không có cảm giác là âm thanh lặp lại.
  1. Điều chỉnh nhạc nền
  • Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc sao cho hài hoà. Điều chỉnh nhạc nền sao cho nhạc nhỏ hơn micro để người hát luôn nghe rõ và cảm thấy micro hát nhẹ,không mất nhiều sức.hơn nữa tâm lý chung là ai cung thích nghe tiếng hát của mình
  • Hi: Chỉnh âm treble lớn khi nào thấy tiếng nhạc cao, vỡ thì lùi lại. Không nên chỉnh thiếu vì nhạc sẽ thiếu sống động
  • Low: Bass cân bằng với treble, bass mạnh không ù, dền
  • Mid: Điều chỉnh tiếng trung của nhạc, nên để góc 9h – 10h nêú điều chỉnh quá thì tiếng nhạc sẽ đè tiếng micro
  1. Điều chỉnh nút tổng (âm lượng của micro và music): Low, mid, hi là điều chỉnh âm sắc của micro. Chỉ điều chỉnh các nút này khi các nút ở hàng micro đã được điều chỉnh hết.

Khi đấu nối các thiết bị, bạn nên cẩn thận, đặc biệt việc rút ra cắm vào các giắc loa. Nếu hai đầu giắc loa chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng ampli chỉ trong một tích tắc. Nếu không thực sự am hiểu về các thiết bị, tốt nhất bạn hãy nhờ tới sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để việc lắp đặt và đấu nối các thiết bị diễn ra thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *